Giới thiệu chung

Đăng ngày: 15/11/2024

Trung tâm cấp cứu mỏ – Vinacomin

1. Lịch sử hình thành và phát triển:

– Ngày 30/10/1978, Bộ Điện và Than ra Quyết định thành lập Đội Cấp cứu mỏ trực thuộc Công ty than Hòn Gai. Đây là lực lượng tiền thân của Trung tâm Cấp cứu mỏ – Vinacomin hiện nay. Đội viên cấp cứu hộ được tuyển chọn từ những công nhân khai thác than hầm lò có trình độ tay nghề cao, trong thời gian đầu thành lập Đội cấp cứu mỏ được Bộ than đa Liên Xô (cũ) cử các chuyên gia sang giúp đỡ về các nội dung xây dựng: Xây dựng mô hình cấp cứu mỏ ở Việt Nam, đào tạo sử dụng trang thiết bị cấp cứu mỏ và phương án kỹ thuật. Sau 3 tháng học Đội cấp cứu mỏ chính thức đi vào hoạt động, trụ sở tại xưởng X1 khu vực Công ty than Hà Tu;

– Ngày 07/9/1985 Đội cấp cứu mỏ được nâng cấp thành Trung tâm Cấp cứu mỏ theo Quyết định số 1069 LHTGH/TCCB của Tổng Giám đốc liên hiệp than Hòn Gai. Thời kỳ này cơ cấu tổ chức của Trung tâm cơ bản hoàn thiện gồm: Giám đốc, 01 phó Giám đốc và các phòng: Kỹ thuật Tác chiến, phòng Tổ chức Lao động đào tạo, phòng Tài chính Kế toán, phòng Kế hoạch Vật tư, phòng Hành chính quản trị, tổ Y tế, Đội xe, Trung đội Tác chiến được định biên 04 tiểu đội và 01 bộ phận thường trực tại khu Cẩm Phả;

– Sau khi thành lập Công ty than Hòn Gai và Công ty than Cẩm Phả trên cơ sở sắp xếp lai Liên hiệp các Xí nghiệp than Hòn Gai, Trung tâm về trực thuộc Công ty than Cẩm Phả theo Quyết định số 428/NL/TCCB-LĐ ngày 30/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng;

– Tháng 10 năm 1994, Tổng Công ty than Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/1995, Trung tâm Cấp cứu mỏ là 1 trong 15 đơn vị đầu tiên trực thuộc Tổng Công ty theo Quyết định số 134 NL/TCCB-LĐ ngày 04/3/1995 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng. Việc đó thể hiện cách nhìn, đánh giá của lãnh đạo Tổng Công ty cũng như Bộ Năng lượng về vai trò, vị trí của Trung tâm trong sự nghiệp phát triển của ngành than. Với sự lỗ lực của Trung tâm và sự quan tâm của Tổng Công ty, Trung tâm Cấp cứu mỏ phát triển mạnh mẽ cả về cơ cấu cơ sở vật chất và con người;

– Ngày 25/02/1999, Tổng Công ty Than Việt Nam ra Quyết định số 348/QĐ-TCCB-ĐT về việc thành lập Trạm Cấp cứu mỏ vùng Uông Bí và trạm Cấp cứu mỏ vùng Cẩm Phả trực thuộc Trung tâm Cấp cứu mỏ;

– Năm 2006, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam được thành lập, hoạt động theo mô hình “Công ty mẹ – Công ty con”, Trung tâm chuyển vào cơ cấu Công ty mẹ theo Quyết định  số 1401/QĐ- HĐQT ngày 07/7/2006. Ngày 08/11/2006, Trung tâm Cấp cứu mỏ đổi tên thành Trung tâm Cấp cứu – TKV theo Quyết định số 2446/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, với nhiệm vụ đặc thù là giải quyết sự cố trong lò;

– Ngày 22/6/2007 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 769/QĐ-TTg bổ sung Trung tâm Cấp cứu mỏ – TKV là thành viên cơ quan thường trực chuyên ngành của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;

– Ngày 19/8/2010, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn ký ban hành quyết định sô 1966/QĐ-HĐTV chuyển Trung tâm Cấp cứu mỏ – TKV – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (công ty Nhà nước) thành Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (công ty TNHH 1TV) Trung tâm Cấp cứu mỏ – Vinacomin;

– Ngày 25/10/2011, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Bắc Kinh – Trung Quốc, cùng với lực lượng cứu hộ mỏ các nước: Áo, Mông Cổ, Nga và Zambia, Trung tâm Cấp cứu mỏ – Vinacomin chính thức được kết nạp và trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội cứu mỏ quốc tế (International Mine Rescue Body – IMRB);

– Từ khi trở thành đơn vị trực thuộc Tổng Công ty (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam), Trung tâm đã đầu tư xây dựng, nâng cấp trụ sở làm việc tại 3 thành phố Uông Bí, thành phố Cẩm Phả và thành phố Hạ Long, đầu tư mới nhiều thiết bị cứu hộ mỏ.

2. Chức năng, nhiệm vụ chính:

Trung tâm Cấp cứu mỏ với 2 nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện tốt công tác kiểm tra phòng ngừa sự cố và thường trực sẵn sàng giải quyết sự cố đạt hiệu quả cao nhất khi có sự cố xảy ra, tổ chức thoả thuận Phương án ƯCSC-TKCN với các Công ty sản xuất than hầm lò. Tổ chức đi đo gió, đo khí, lấy mẫu khí và phân tích kịp thời chính xác phục vụ cho công tác phân hạng mỏ, đào tạo lực lượng Cấp cứu mỏ bán chuyên.


Tác giả: Phòng Tổ chức – Hành chính

Trung Tâm Cấp Cứu Mỏ Trung Tâm Cấp Cứu Mỏ

    Trung Tâm Cấp Cứu Mỏ Trung Tâm Cấp Cứu Mỏ