Giới thiệu chung về Hiệp hội Cứu hộ mỏ Quốc tế
Đăng ngày: 19/11/2024– Hiệp hội Cứu hộ mỏ quốc tế được thành lập ngày 29/5/2001 với các thành viên đầu tiên là Anh, Pháp, Đức, CH Séc, Rumani, Slovakia, Nam Phi, Úc và Mỹ. Mục đích thành lập chính là thúc đẩy các hoạt động cứu hộ mỏ trên phạm vi toàn thế giới, thành lập, đặt nền tảng cũng như hỗ trợ các tổ chức với mục tiêu phát triển trong lĩnh vực cứu hộ mỏ. Đến thời điểm hiện tại, Hiệp hội đã có 23 nước thành viên chính thức và 05 đơn vị cộng tác thường xuyên tài trợ cho các hoạt động thường niên của Hiệp hội.
– Tổng thư ký đương nhiệm: Ngài Alex Gryska – Quốc tịch: Canada
– Với mục tiêu hội nhập và phát triển, trước khi trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội, Trung tâm đã cử đại diện tham dự một số hoạt động của Hiệp hội như: Hội thao Cứu hộ mỏ quốc tế lần thứ 5 tại Trung Quốc năm 2006, Hội thảo Cứu hộ mỏ quốc tế lần thứ 3 tại Cộng hòa Séc năm 2009. Tháng 10/2011, Trung tâm Cấp cứu mỏ-Vinacomin đã vinh dự được kết nạp là thành viên chính thức của Hiệp hội Cứu hộ mỏ quốc tế. Từ đó đến nay, hàng năm Trung tâm đều cử đại diện tham gia vào các hoạt động thường niên của Hiệp hội như Hội thao Cứu hộ mỏ, Hội thảo Cứu hộ mỏ… nhằm tạo cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ cách nhìn và những thông tin giá trị về cứu hộ mỏ quốc tế để áp dụng hiệu quả vào công tác cứu hộ tại Việt Nam, cụ thể:
Năm 2011: Hội thảo Cứu hộ mỏ quốc tế lần thứ V tại Trung Quốc
Năm 2012: Hội thao Cứu hộ mỏ quốc tế lần thứ VIII tại Ucraina
Năm 2013: Hội thảo Cứu hộ mỏ quốc tế lần thứ VI tại Canada
Năm 2014: Hội thao Cứu hộ mỏ quốc tế lần thứ IX tại Ba Lan
Năm 2015: Hội thảo Cứu hộ mỏ quốc tế lần thứ VII tại Đức
Năm 2016: Hội thao Cứu hộ mỏ quốc tế lần thứ X tại Canada
Năm 2017: Hội thảo Cứu hộ mỏ quốc tế lần thứ VIII tại Nga
Năm 2019: Hội thảo Cứu hộ mỏ quốc tế lần thứ IX tại Colombia
Năm 2020: Dự kiến tổ chức Hội thao Cứu hộ mỏ quốc tế lần thứ XII vào tháng 9/2020 tại Mỹ tuy nhiên đã bị hoãn do Covid 19 và chuyển sang tổ chức vào tháng 4/2021.
Tác giả: Phòng Tổ chức Hành chính