Trung Tâm Cấp Cứu Mỏ
Trung Tâm Cấp Cứu Mỏ

Công tác kiểm tra PNSC

Đăng ngày: 15/11/2024

Sản xuất than hầm lò ngày càng xuống sâu, đi xa tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn sự cố có thể xảy ra (nhất là các sự cố mang tính thảm họa như cháy, nổ khí, bục nước…). Để đảm bảo an toàn trong sản xuất hầm lò, Tập đoàn – TKV yêu cầu các Ban của Tập đoàn, các đơn vị sản xuất than hầm lò, Trung tâm Cấp cứu mỏ phải tăng cường tổ chức kiểm tra công tác An toàn Vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) thường kỳ và đột xuất, tại tất cả các vị trí sản xuất của các đơn vị. Ngày 8 tháng 2 năm 2017 Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam có Công văn số 70/TTĐHSX-AT về việc giao cho Trung tâm Cấp cứu mỏ tăng cường kiểm tra, giám sát ATVSLĐ tại các đơn vị hầm lò: Trung tâm Cấp cứu mỏ thực hiện tổ chức lực lượng, phương tiện thiết bị đảm bảo đủ để thực hiện chức năng kiểm tra phòng ngừa sự cố ở tất cả vị trí sản xuất hầm lò trong Tập đoàn, nơi sản xuất nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn sự cố gồm 7 nội dung cụ thể như sau:

1. Trang bị đầy đủ thiết bị an toàn cá nhân theo quy định

2. Công tác thông gió, quản lý khí mỏ, phòng cháy:

– Hệ thống thông gió (trạm quạt, hệ thống cửa gió, hệ thống đảo chiều gió, tốc độ, lưu lượng gió;

– Hệ thống thông gió cục bộ, Vị trí đặt quạt độ kín khít của đường ống gió, các mối nối giữa ống gió với nhau, tốc độ gió và lưu lượng gió, nhiệt độ,(Đặc biệt quan tâm kiểm tra các đường lò độc đạo, lò chợ chia lớp nghiêng, dọc vỉa phân tầng;

– Kiểm soát khí mỏ CH4, CO2, CO, O2, vị trí lắp đặt các đầu đo;

– Quản lý các đường lò tạm dừng, dừng sản xuất theo quy định;

– Hệ thống thông tin liên lạc theo quy định;

– Hệ thống đường nước chữa cháy;

– Thực hiện phòng chống cháy nội sinh (đối với mỏ than có tính tự cháy).

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật, công nghệ, biện pháp thi công, biện pháp an toàn:

– Đối với lò chợ: Biện pháp tăng cường chống giữ tại đoạn tiếp giáp giữa lò đầu lò chân và lò chợ;

– Kiểm tra áp lực cột (đối với lò chợ chống giữ bằng cột thuỷ lực, giá thuỷ lực) vuông ke của vì chống, phụ kiện của vì chống, khoảng cách cột, hiện trạng gương, nóc, chiều cao lò chợ, độ dốc lò chợ, tình trạng sập đổ của đá vách, vận tải than;

– Đối với đào lò: Cần quan tâm kiểm tra công tác khoan thăm dò phòng chống bục nước, khoan nổ mìn, bốc xúc, vận tải, khoảng cách lưu không, kỹ thuật cơ bản vì chống( Khoảng cách, vuông ke, chân cột, nóc, hông lò, phụ kiện vì chống).

4. Công tác quản lý, sử dụng vật liệu nổ:

– Quản lý VLN tại khu vực sản xuất (hòm đựng thuốc, kíp, khoảng cách đặt);

– Dụng cụ, phụ kiện nổ; máy bắn mìn, tín hiệu cảnh báo, dụng cụ nạp, bua;

– Hộ chiếu khoan nổ mìn và thực tế thực hiện tại đơn vị (Khoan, khối lượng thuốc, kíp, chỉ huy nổ mìn, canh gác, tín hiệu , kiểm soát khí mỏ.

5. tác quản lý cơ điện, vận tải:

– Hệ thống đường cáp điện, chế độ phòng nổ của các thiệt bị điện, hệ thống chiếu sáng, mối nối cáp điện, tiếp địa, thử rơle dò;

– Trước và trong mùa mưa bão cần quan tâm công tác kiểm tra: nạo vét bùn lò chứa nước, hệ thống hầm bơm, trạm điện, đường ống, phương pháp phòng chống ngập mỏ;

– Công tác kiểm tra đầu ca của đơn vị và thực trạng các hệ thống vận tải, kiểm tra tiết diện đường lò ( Đặc biệt quan tâm chế độ kiểm tra vận tải bằng tời trục: Cáp hành trình, hệ thống tín hiệu, điều khiển, barie bảo vệ, hiện trạng đường sắt).

6. Kiểm tra tính sẵn sàng của lực lượng cấp cứu mỏ bán chuyên: Kiểm tra công tác huấn luyện ứng cứu sự cố và thoát hiểm, tổ chức và hoạt động của đội Cấp cứu mỏ bán chuyên của đơn vị.

7. Phúc tra: Kiểm tra việc tổ chức thực hiện khắc phục những kiến nghị của đợt kiểm tra trước.


Tác giả: Phòng Kỹ thuật – Tác chiến

Trung Tâm Cấp Cứu Mỏ Trung Tâm Cấp Cứu Mỏ

    Trung Tâm Cấp Cứu Mỏ Trung Tâm Cấp Cứu Mỏ